Cmd368

Tôi là 8X đời đầu, sinh ra và lớn lên ở tỉnh lẻ. Ngày đó, việc đỗ đại học được xem là một thành tích fqa

【fqa】Có nhà, xe ở Hà Nội từ xuất phát điểm 'sinh viên nghèo'

Tôi là 8X đời đầu,ónhàxeởHàNộitừxuấtphátđiểmsinhviênnghèfqa sinh ra và lớn lên ở tỉnh lẻ. Ngày đó, việc đỗ đại học được xem là một thành tích rất ghê gớm. Cả xã tôi thời đó chỉ có 5-7 bạn đỗ đại học. Tôi là một trong những bạn được mọi người coi là tấm gương học tập để các thế hệ đi sau noi gương.

Trước khi lên Hà Nội học, tôi mang cho mình một tâm lý: Mình là người giỏi. Khi đi đâu giới thiệu mình đang là sinh viên thì thật là oách. Cứ nghĩ đến viễn cảnh khi đến nhà bạn gái hay về quê, bố bạn gái hỏi cháu đang làm gì, mình trả lời: "Cháu đang là sinh viên", thì thật hãnh diện.

Hai chữ sinh viên với tôi khi đó nó thật ngầu. Ngày đầu đến trường nhập học, tôi nhớ là ngày 4/9/1998. Khi tôi vừa làm thủ tục xong ra hành lang tòa nhà đứng làm quen với một số bạn cùng lớp. Có một số bạn nói chuyện với nhau: "Tôi đang lập trình cái game này...".

Trong đầu tôi khi đó nghĩ: Mình là một người nhà quê, cấp 3 cũng đi học nghề ở trung tâm huyện, thầy cô mới dạy mình MS DOS, Windows Word, mà các bạn ở lớp mình đã đang lập trình game rồi. Vậy là điểm xuất phát điểm của mình đang thấp hơn các bạn một bậc.

Lớp tôi có 121 bạn. Những buổi đầu, thầy chủ nhiệm lớp cho chúng tôi làm quen, giới thiệu về bản thân. Lớp tôi có 3 huy chương vàng Quốc gia, 1 huy chương vàng Quốc tế, đội giải tỉnh, vào thẳng đại học thì đếm không xuể. Nhiều bạn học chuyên Tổng hợp, chuyên tỉnh, bố làm giáo sư tiến sĩ quốc tế, mẹ làm bác sỹ bệnh viện, có bạn thì bố là bộ trưởng, nhà các bạn ở Hà Nội...

Cơ bản là xét về điểm xuất phát, thì những sinh viên tỉnh lẻ như chúng tôi thua toàn tập: Học trường huyện, đi thuê trọ, bố mẹ nông dân, chưa hoặc không có thành tích là bao (tôi có được cái giải khuyến khích của tỉnh).

Ngày đó, còn nghèo hơn bây giờ rất nhiều. Thường khi đó các bạn nhà nghèo lên thành phố học thì bố mẹ đưa cho 150 nghìn đến 200 nghìn một tháng. Tôi được bố mẹ cho 300 nghìn đồng một tháng. Tôi ở ký túc xá. Mỗi tháng tôi tiết kiệm ra được tầm 30 nghìn đến 50 nghìn thì mua cái áo hay cái quần để mặc (ngày xưa cái quần bò chỉ 30 nghìn đồng một chiếc).

Các bạn bè khác của tôi thời đó thì ra ngoài thuê nhà. Rất nhiều nhà khi đó là cái chuồng lợn họ cải tạo lại, hay cái bếp tường còn đầy bồ hóng họ lấy áo mưa (loại xanh trắng vuông vuông hay trải bàn uống nước) bắn đinh lên tường để che. Giá thuê 150 nghìn đồng một tháng. Phòng tốt hơn giá từ 250 nghìn đến 300 nghìn đồng một tháng.

Tôi vẫn nhớ những trưa mùa hè, khi chúng tôi ăn cơm trưa, tôi chỉ mặc một cái quần đùi, cởi trần, ngồi trên chiếc giường bằng gỗ cốt pha ăn cơm. Mồ hôi chảy từ đầu, qua vai, xuống chân tôi. Ăn xong, tôi chui vào gầm giường nằm cho đỡ nóng. Về học tập thì tôi không thua nhiều bạn, có một số bạn có nền tảng tốt do các bạn thành phố được đào tạo bàn bản từ nhỏ nên phong cách học tập, nghiên cứu của các bạn đó rất khoa học (sẽ giống giống với các con tôi hiện nay).

Một số bạn học chuyên tỉnh thì cũng ngang ngang trình độ của tôi. Có một số bạn không phải chuyên thì kém hơn chúng tôi chút. Khi ra ngoài thuê nhà, chúng tôi thay đổi nhà trọ nhiều lần. Mỗi chủ nhà trọ một tính cách khác nhau. Có người rất quý sinh viên, bảo vệ sinh viên, đối xử với chúng tôi khá tốt.

Nhưng cũng có những chủ nhà trọ hoặc hàng xóm nhà trọ họ không coi sinh viên ra gì. Luôn coi sinh viên là những người nghèo khổ. Nên khi đó, cứ nhắc đến hai từ sinh viên là chúng tôi tự ti. Cảm thấy mình thật sự là những người nghèo so với những người dân thành phố xung quanh.

Cuối năm thứ ba, cuối tháng cả phòng hết tiền ăn, tôi nhận nhiệm vụ đem chiếc xe đạp của phòng đang hỏng đem đi cầm đồ để lấy tiền cho mọi người. Vì mặt mũi tôi ưa nhìn, nên chủ quán cầm đồ cho chúng tôi cầm 250 nghìn đồng.

Tôi và mấy đứa bạn cùng phòng cố để sinh hoạt cho hết tháng chờ tiền bố mẹ gửi lên. Rồi những đợt bị lây ghẻ. Đi mua thuốc trị ghẻ mà rất xấu hổ. Đến hiệu thuốc phải chờ khi mọi người mua hết đi về thì tôi mới dám vào nói chủ tiệm thuốc bán cho ít thuốc trị ghẻ.

Chủ nhà trọ của chúng tôi có một quán cơm. Khi nhà có việc (giỗ), ăn xong họ còn ít đồ thừa (như giả cầy), họ đem ra quán bán. Tôi nhớ 5 nghìn đồng thì được họ cho một miếng chân giò giả cầy và vài chút nước. Khi về quê thăm gia đình, ở nhà bố mẹ và các chị ăn uống không tiết kiệm, cơm và thức ăn thừa ra thì đi đổ bỏ.

Tôi nghĩ: Đúng là cơm thừa căn cặn đủ nuôi được mấy người sinh viên như tôi đi học ở thành phố. Năm cuối đại học, cậu em cùng phòng chở tôi đi xe đạp trên con đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Nhìn qua các cửa sổ kính, bên trong là ánh đèn vàng, những người khách hàng đang ngồi ăn ở trong, tôi nói với đứa em: "Chả biết cuộc đời của mình bao giờ mới được như những người khách hàng đang ngồi ăn ở trong đó nhỉ?" Hai anh em đi một đoạn thì cậu em do mắt cận nên lao xe đạp lên vỉa hè, hai anh em ngã xe...

Rồi chúng tôi tốt nghiệp đại học, khi mới ra trường cũng vẫn thuê trọ, hai vợ chồng lấy nhau, sinh con cũng vẫn thuê trọ. Ngày đó, tuy nghèo nhưng cũng rất hạnh phúc. Hai vợ chồng không nghĩ về tiền bạc, cứ ở bên nhau là vui rồi. Cứ 10h đêm là tôi lại chở vợ trên chiếc xe máy đi dạo quanh Hà Nội. Rồi chúng tôi sinh con. Mẹ vợ lên chăm cháu đầu. Cả gia đình vẫn đang ở trọ trong căn phòng cấp 4 mái xi măng rồng 11 m2.

Nhìn con trai đứng ở cửa nhà chủ nhìn vào trong, tôi nghĩ: Đời mình có thể khổ nhưng không thể để đời con mình phải khổ như mình được. Rất nhiều đêm, tôi đặt tay lên trán suy nghĩ mà nước mắt tuôn rơi. Tôi không khóc cho tôi mà khóc cho các con. Tôi có viết cho bố mẹ tôi một bức thư kể hết những nỗi khổ của tôi phải trải qua khi tôi sống xa gia đình để bố mẹ hiểu. Vì nhiều khi bố mẹ ở quê nhìn thấy tôi vui vẻ, mạnh mẽ, bố mẹ lại nghĩ chúng tôi ở thành phố rất sung sướng.

Sau đó, tôi quyết tâm đi mua nhà riêng. Tiền không có là bao nhưng vẫn phải quyết tâm đi mua bằng được nhà. Dù căn nhà đó có xa, có nhỏ, nhưng đó là nhà của mình, con mình không còn phải đứng ở cửa nhà người khác nhìn vào. Mẹ vợ không còn phải ngại ngần khi đưa cháu vào trong nhà chủ vì sợ con nhỏ lại tè ra phòng của họ. Khi đi làm hay về, tôi không phải cúi chào ông chủ, bà chủ nào đó. Rồi mọi thứ dần ổn định, tôi có nhà, ôtô, tiền dư, có công ty riêng, sự nghiệp cũng gọi là thành công.

Ngày nay, đời sống của người dân Việt Nam ở các tỉnh nhìn chung tốt hơn ngày xưa. Nhưng những khó khăn của các bạn sinh viên sống xa gia đình vẫn còn những hiện hữu. Các bạn ở tỉnh khi lên Hà Nội học vẫn sẽ gặp những bạn có nền tảng giáo dục tốt hơn (đặc biệt là Tiếng Anh và môi trường học từ nhỏ đến lớn), có nhà Hà Nội, gia đình có nền tảng kinh tế tốt hơn...

Các bạn cũng vẫn sẽ gặp các vấn đề tâm lý giống như thế hệ chúng tôi đã trải qua như đi thuê trọ, cuối tháng hết tiền, nghèo, tự ti và những áp lực cuộc sống đè nặng lên vai các bạn.

Con trai út tôi học cấp II, con đi học tiếng Anh một buổi với cô giáo Việt, một buổi với thầy giáo nước ngoài, năm học phí Tiếng Anh là 18 triệu đồng, đi học lập trình Robotics năm 17 triệu đồng, học thêm Toán 250 nghìn đồng một buổi, học đàn piano, guita, thanh nhạc, ở nhà thì con tự học lập trình game...

Như vậy, chưa tính tiền ăn, ở, mỗi năm con tôi chi phí mất cả 50 triệu (ở mức khá so với các gia đình ở Hà Nội đầu tư cho con cái khoảng 4 triệu một tháng ngoài ăn ở, học phí và các vấn đề ở trường học tầm 3 triệu một tháng).

Con đầu nhà tôi học đại học, ngoài việc học ở trường, con còn tham gia học thêm các khóa học bổ sung khác, cứ cần học gì để tạo nền tảng cho con sau này thì chúng tôi sẽ tạo điều kiện để con tham gia học. Con cũng đi dạy gia sư cho các em lớp 11, 12.

Nhưng mục đích chính không phải là để kiếm sống vì nhà ở và ăn uống đã có gia đình lo. Các con tập trung vào sự trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm, học thêm những kỹ năng mà các con còn thiếu. Cũng với một sinh viên đại học ở tỉnh lên Hà Nội học. Tiền ở ký túc xá là 300k - 500 nghìn đồng một tháng, ở trọ bên ngoài tầm 1 triệu một tháng.

Tiền ăn sáng từ 10 nghìn đến 15 nghìn đồng, ăn trưa 30 nghìn đồng, ăn tối 30 nghìn đồng, tiền gửi xe đạp 5 nghìn đồng, tiền uống nước 5 nghìn đồng, điện thoại và internet 3 nghìn đồng. Vậy tối thiểu cho các con ở ký túc xá là 90 000 đồng một ngày x 30 ngày là 2,7 triệu đồng một tháng. Các con đi thuê trọ tối thiểu là 3 triệu đồng một tháng.

Ngoài số tiền 3 triệu này, các con còn có bạn bè, mua thêm sách vở, đồ dùng sinh hoạt, tiền photocopy, sinh nhật bạn bè, đôi khi thèm ly trà sữa, cái bánh để ăn, mua thêm đôi giày, cái dây lưng, cái ví, đi tập gym, bơi... thì các con cần thêm tối thiểu là 1 triệu một tháng. Nên các con gần như không có tiền dư trong người. Số tiền 3 triệu một tháng đối với các gia đình ở thành phố cũng là khoản tiền lớn, đối với các gia đình ở tỉnh lại càng lớn, nhất là các gia đình ở các vùng khó khăn.

Nhưng 3 triệu cũng không phải nhiều, hay 6 triệu một tháng cũng không phải nhiều nếu các con đi học thêm các khóa đào tạo bổ sung. Nên, cuộc sống sinh viên xa nhà hay cuộc sống của những người từ quê ra thành phố lập nghiệp có muôn vàn vất vả.

Với sự trải nghiệm của bản thân thời sinh viên và giờ là cuộc sống của các con, tôi xin chia sẻ để các cha mẹ có được các cảm thông với các con.Nếu gia đình không quá khó khăn về kinh tế, thì cũng không nên quá gây áp lực cho các con trong việc kiếm tiền trong thời sinh viên.

Cố gắng yêu thương, chia sẻ, gần gũi, tâm sự với các con, hiểu các nỗi vất vả mà các con đang chịu đựng khi sống xa nhà, đôi khi về quê gặp bố mẹ, chỉ cần được câu an ủi vỗ về của bố mẹ thì mọi vất vả các con có thể vượt qua được hết. Nhưng khi các con đang ở tận cùng sự chịu đựng, thiệt thòi, khi về nhà, bố mẹ lại nói những câu trách móc thì sẽ càng làm các con thêm tủi thân.

Đời mình có thể chịu khổ sao cũng được, nhưng tôi sẽ luôn cố gắng để các con có được các điều kiện cơ bản nhất, giúp các con có thể tự tin phát triển được năng lực của bản thân.

Tuy không bao giờ là đủ, nhưng đó là những cố gắng của bố mẹ dành cho các con.

Hoàng Minh

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap