Trước đó,ănggiábánlẻđiệnbìnhquânlầnthứtrongnătop nhà cái ngày 8.11, Bộ Công thương cũng ban hành Quyết định số 2941 quy định về giá bán điện, ban hành giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán lẻ điện cho các đơn vị bán lẻ điện.
Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt theo 6 bậc từ 1.728 - 3.015 đồng/kWh, tăng lên 1.806 - 3.151 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT). Với việc điều chỉnh này, trung bình 1 tháng hộ gia đình sử dụng 50 kWh, hóa đơn tiền điện trong tháng sẽ trả thêm 3.900 đồng; 100 kWh/tháng, tăng 7.900 đồng; 200 kWh/tháng, tăng 17.200 đồng; 300 kWh/tháng, tăng 28.900 đồng; 400 kWh/tháng, tăng 42.000 đồng và 500 kWh/tháng, tăng 55.600 đồng.
EVN cho hay về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Theo số liệu thống kê, năm 2022 cả nước có trên 1,27 triệu hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ. Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 28/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, hằng tháng, hộ nghèo được hỗ trợ với mức tương đương số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng; hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức tương đương số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng.
Trước đó, mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng 3% từ ngày 4.5.2023. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, EVN đã 2 lần điều chỉnh tăng giá điện, tổng 2 lần tăng là 142,35 đồng/kWh.