Ấn Độ,ẤnĐộdựkiếncấmxuấtkhẩugạođếjav nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, dự kiến sẽ duy trì hạn chế xuất khẩu gạo sang năm tới. Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo để kiểm soát đà tăng giá trong nước và bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu lệnh cấm kéo dài, giá gạo thế giới sẽ tiếp tục ở mức cao nhất kể từ năm 2008.
Nhờ giá thấp và lượng hàng dự trữ dồi dào, Ấn Độ trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên toàn cầu trong thập kỷ qua, chiếm gần 40% tổng lượng hàng trên thị trường. Các quốc gia châu Phi như Benin và Senegal nằm trong số những nước mua nhiều gạo Ấn Độ nhất. Nhưng Thủ tướng Narendra Modi, người sẽ tái tranh cử vào năm tới, đã nhiều lần thắt chặt các hạn chế đối với việc xuất khẩu gạo, nhằm hạn chế tăng giá trong nước và bảo vệ người tiêu dùng Ấn Độ.
Hãng tin Bloombergdẫn lời bà Sonal Varma, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Ấn Độ và châu Á của Nomura Holdings nhận định rằng chừng nào giá gạo trong nước còn phải đối mặt với áp lực gia tăng thì các hạn chế có thể sẽ tiếp tục được duy trì.
Sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu, giá gạo đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 15 năm, tính tới tháng 8 vừa qua. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, vào tháng 10, giá gạo vẫn cao hơn 24% so với một năm trước.
Sự xuất hiện của El Nino có thể gây căng thẳng hơn nữa thị trường gạo toàn cầu. Thái Lan, nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới cho biết sản lượng gạo của họ có thể giảm 6% trong năm 2023-2024 do thời tiết khô hạn.