Thực trạng này cho thấy sự đa dạng sinh học trong những cánh rừng ở cao nguyên ngày càng giảm. Không chỉ voi mà nhiều loại chim thú quý cũng đã cạn dần,debet một số loài đứng trước nguy cơ báo động đỏ.Hai địa phương có truyền thống bắt, thuần dưỡng voi ở Gia Lai là xã Nhơn Hòa, H.Chư Pưh và xã Chư Mố, H.Ia Pa nay chỉ còn là quá vãng. Rừng bị thu hẹp bởi nạn khai thác bừa bãi khiến không gian sống của voi cũng thiếu dần. Đất trống, đồi trọc cứ dài thêm đồng nghĩa với “đất sống” của voi, môi trường sống của nhiều loài muông thú không còn. Vắng bóng voi trên vùng đất này đó là điều hiển nhiên.Đắk Lắk, tỉnh có nhiều voi nhà nhất ở Việt Nam với hàng trăm con, sau 40 năm chỉ còn lại... 44 con, trong đó hơn phân nửa là voi đã lớn tuổi, khó có khả năng sinh sản. Theo thông tin từ Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk, Việt Nam từng là nước có nhiều đàn voi lớn, nhưng trong 40 năm trở lại đây quần thể voi hoang dã của nước ta đã giảm trên 90%. Đây là những con số đáng báo động về thực trạng bảo tồn, phát triển đàn voi ở Việt Nam.Ngoài nạn săn bắn trái phép hoặc vì những nguyên nhân khách quan như chiến tranh, voi bị nạn chết..., chính con người đã cướp đi môi trường sống của voi.Năm 2013, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Dự án khẩn cấp bảo tồn voi đến năm 2020, với tổng mức đầu tư 84,6 tỉ đồng, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu, tìm kiếm các phương án khả thi cho voi nhà sinh sản. Nhiều biện pháp đã được thực hiện với không gian quy hoạch 350 ha đất rừng để tạo cho voi môi trường sống tự nhiên với hai trạm bảo tồn voi ở hai huyện Ea Súp và Lăk. Song đến nay, vẫn chưa có... “bé voi” nào chào đời.Thiếu voi và có thể là không còn voi ở Tây nguyên là viễn cảnh không xa. Và thiếu vắng voi cũng đồng nghĩa mất đi văn hóa... voi. Đấy là các nghi lễ cúng, hoạt động bắt, thuần dưỡng voi, quản tượng... Vì vậy, hãy có những giải pháp cấp bách.