Bác sĩ chuyên khoa 1 Đinh Trần Ngọc Mai,ácsĩDấuhiệunàođểnhậnbiếtcơthểđangthiếtỷ lệ kèo tỷ lệ kèo khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời: Vitamin là những hợp chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.
Chức năng của vitamin gồm cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.
Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.
Các loại vitamin phổ biến như vitamin A, D, E, K; vitamin nhóm B (B1, B5, B6, B9, B12). Mỗi loại vitamin có vai trò riêng biệt. Do đó khi thiếu một loại vitamin nào đó sẽ các triệu chứng khác nhau. Ví dụ thiếu vitamin A gây quáng gà, giảm thị lực, thiếu vitamin D gây còi xương, loãng xương hay thiếu vitamin B12 biểu hiện thiếu máu...
Việc tự mua vitamin uống bổ sung là không nên nếu chúng ta đã có chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng.
Tuy nhiên có một số đối tượng, đặc biệt như phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, bệnh nhân ung thư... cần được bổ sung một số loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
Do đó để biết cách bổ sung vitamin an toàn, cần hỏi ý kiến bác sĩ về bệnh lý nền, tình trạng sức khỏe hiện tại có thiếu vitamin nào không để bổ sung một cách hợp lý.
Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục Bác sĩ 24/7 bằng hình thức nhập bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: [email protected].
Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia... để trả lời cho bạn đọc.