Chiều cuối tháng 10,ườivợMỹthựchiệnướcmơchochồngViệtđãmấc88bet Kira Hoàng cùng những người bạn Mỹ đến thăm một trang trại chó ở Gia Lâm (Hà Nội). Vừa nhìn thấy những chú chó Mông cộc, Bắc Hà và Phú Quốc chị lập tức ngồi xuống vuốt ve, chơi đùa với chúng. "Tôi yêu những loài chó bản địa Việt Nam, nhất là chó Phú Quốc", Kira Hoàng, 31 tuổi, ở Hawaii (Mỹ) chia sẻ.
Tình yêu với những chú chó Việt của Kira bắt nguồn từ người chồng đã mất, anh Hoàng Văn Hiếu. Dù là người Việt lớn lên ở Mỹ từ nhỏ nhưng nỗi nhớ quê hương vẫn đau đáu trong lòng người đàn ông nên anh thường chia sẻ với vợ về văn hóa, ẩm thực Việt, đặc biệt về giống chó Phú Quốc - loài chó bản địa nguồn gốc từ đảo Phú Quốc với xoáy lông mọc ngược trên lưng, bơi rất giỏi.
Khi còn sống, anh Hiếu có kế hoạch năm 2020 sẽ về thăm Việt Nam, chụp một bộ ảnh nhân kỷ niệm 10 năm ngày cưới, sau đó sẽ chuyển đến đảo Hawaii mua nhà và nuôi bốn con chó nằm trong nhóm "tứ đại quốc khuyển" (Phú Quốc, chó Lài (Thanh Hóa), chó Mông cộc và Bắc Hà - Lào Cai) của Việt Nam.
"Anh ấy đã tưởng tượng một ngày nào đó, trong nhà có một con vện, nó sẽ ngồi sau khi anh lái chiếc xe sidecar đi dạo ở Waikiki (Hawaii)", Kira nói.
Nhưng một chiều trước Lễ Tạ ơn năm 2018, anh Hiếu bỗng thấy mệt mỏi. Kira nằm bên cạnh phát hiện những tiếng thở bất thường. Là một y tá, chị biết anh đang gặp nguy kịch nên lập tức gọi cấp cứu và thực hiện hồi sức tim phổi. Nhưng xe 911 đến ngay sau đó vẫn không cứu được anh.
Mất chồng đột ngột, cuộc sống bỗng trở thành địa ngục với người vợ trẻ và đứa con thơ. Trong nỗi nhớ chồng, Kira quyết định nhận nuôi một con chó Phú Quốc, chú chó mà anh Hiếu từng ngắm nghía khi còn sống.
Mùa hè 2019, Kira chuyển nhà từ Mississippi đến Hawaii, nơi chồng chị từng sống hơn chục năm. Ở đây có nhiều người Việt nên hai mẹ con có nhiều cơ hội kết nối hơn với nguồn gốc của chồng. Kira nhận nuôi thêm chó và tham gia Hiệp hội những người nuôi chó Phú Quốc tại Mỹ (Phu Quoc Ridgeback Association).
Với vai trò chủ tịch hiệp hội, chị cùng các thành viên thu thập thông tin về giống chó Phú Quốc qua tài liệu và người chơi ở Việt Nam để xây dựng một bộ tiêu chuẩn giống chó Phú Quốc tại Mỹ. Mục tiêu là giúp cộng đồng giữ được những chú chó Phú Quốc không lai tạp và bảo tồn giống.
Kira cũng dành nhiều thời gian thuyết phục hai trung tâm xét nghiệm Wisdom Panel và Embark ở Mỹ tài trợ để thu thập mẫu ADN của các giống chó bản địa Việt Nam, một việc quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác của hồ sơ giống.
Tháng 1/2023, mẹ con Kira lần đầu tiên trở về cố hương của chồng. Họ ăn Tết cùng người thân của gia đình anh ở TP HCM và Huế. Đây là chuyến đi anh Hiếu từng mong mỏi cả đời chưa thực hiện được. "Tôi cảm nhận được anh ấy dõi theo hành trình của hai mẹ con", chị chia sẻ.
Sau Tết, Kira và con trai bắt đầu hành trình đi lấy mẫu ADN các giống chó. Lịch di chuyển dày đặc và liên tục, qua nhiều trại chó giống từ Nam ra Bắc để lấy được 100 mẫu ADN của "tứ đại quốc khuyển Việt Nam" và 15 mẫu chó địa phương.
Sau chuyến đó, Kira trở lại vào tháng 4 để đón thêm hai chú chó Phú Quốc gia nhập gia đình mình. Chuyến đi lần thứ ba vào cuối tháng 10, chị mang về thêm hai chó Phú Quốc và hai Mông cộc. "Nhờ những chú chó, mẹ con tôi có cơ hội được trở về Việt Nam và kết nối sâu sắc hơn với đất mẹ của chồng", chị chia sẻ.
Chị Lê Hà, một người đam mê chó Phú Quốc ở Hà Nội, cho biết Kira đã chia sẻ về kế hoạch phát triển giống chó này tại Mỹ và hẹn ngày trở lại để kết nối với cộng đồng những người nuôi các giống chó bản địa ở Việt Nam. "Khi biết những việc chị ấy làm là để thực hiện ước nguyện của người chồng đã qua đời, chúng tôi vô cùng xúc động", Lê Hà nói.
Làm mẹ đơn thân và có nhiều việc cộng đồng nên cuộc sống không dễ dàng với Kira. Để có kinh phí cho những lần về Việt Nam chị phải làm việc tăng ca và tiết kiệm trong một khoảng thời gian dài. Chi phí đưa một chú chó Việt Nam đủ tiêu chuẩn vào Hawaii cũng mất 1.500-2.000 USD mỗi con.
Song khó khăn lớn nhất với chị là bé Hiếu con thừa hưởng tất cả những tính cách tốt đẹp từ bố, là một cậu bé học giỏi, tình cảm, trách nhiệm. "Nhìn con giống cha đôi khi làm tôi khó chấp nhận cuộc sống này không còn anh ấy nữa", chị chia sẻ.
Nhưng nhớ lời chồng "cuộc sống rất ngắn ngủi, đam mê cái gì thì hãy làm đi", Kira có sức mạnh để làm những điều mà bản thân chưa từng nghĩ sẽ làm được. Đến giờ, trong lòng chị không không còn thấy lạc lõng, đau đớn mà thấy bình yên.
"Anh là một người sang Mỹ không có gì cả, đã bắt đầu lại ngay cả khi không có ngôn ngữ. Tôi đang làm những việc này bằng tình yêu và sự tự hào về anh - người trong hoàn cảnh nào vẫn luôn vô cùng tốt bụng", người vợ Mỹ nói.
Xem thêm ảnh hành trình với chó bản địa Việt của Kira.
Phan Dương